Khai giảng lớp tập huấn "Nâng cao năng lực tiếp cận thị trường cho các hợp tác xã nông nghiệp trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế" tại tỉnh Bắc Kạn.

Bắc Kạn hiện nay có khoảng 160 hợp tác xã với gần 1.300 thành viên và 66 tổ hợp tác hoạt động chủ yếu ở các lĩnh vực như sản xuất, chế biến nông lâm sản, chăn nuôi gia súc, gia cầm, ... Các hợp tác xã từng bước củng cố bộ máy, mở rộng địa bàn tiêu thụ, nhiều sản phẩm đã khảng định được thương hiệu trên thị trường trong nước như miến dong, chè sạch, chế biến tinh dầu thực vật, ...

Mặc dù đã nhận được nhiều cơ chế, chính sách ưu đãi của Trung ương cũng như của tỉnh về nguồn vốn vay, đào tạo nhân lực, hỗ trợ quảng bá, giới thiệu sản phẩm, hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng ... nhưng hạn chế lớn nhất là các mô hình hợp tác xã của tỉnh Bắc Kạn quy mô còn nhỏ lẻ, chưa có sự liên kết chặt chẽ giữa các đơn vị trong cùng một lĩnh vực sản xuất.

Xuất phát từ yêu cầu trên, Liên minh HTX tỉnh Bắc Kạn đã phối hợp với Trường Bồi dưỡng cán bộ tổ chức lớp "Nâng cao năng lực tiếp cận thị trường cho các hợp tác xã nông nghiệp trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế" cho các HTX trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn. Tới dự lễ khai giảng có Ông Dương Văn Huấn chủ tịch Liên minh HTX tỉnh Bắc Kạn, tổ giảng viên Trường Bồi dưỡng cán bộ cùng các học viên là đội ngũ cán bộ chủ chốt của HTX trong địa bàn tỉnh Bắc Kạn.

Ngoài thời gian học tập trên lớp, lớp tập huấn đã đi tham quan thực tế tại Hợp tác xã Nông nghiệp Thanh niên Như Cố là mô hình kinh tế tập thể do Đoàn Thanh niên xã đứng ra thành lập, tổ chức hoạt động với mục tiêu hỗ trợ kết nối các sản phẩm vật tư nông nghiệp, kỹ thuật canh tác tiên tiến, hướng dẫn sản xuất các sản phẩm an toàn theo quy trình; xây dựng, quảng bá thương hiệu hàng hóa, bao tiêu sản phẩm đầu ra nhằm tạo sinh kế bền vững cho cộng đồng dân cư trên địa bàn xã.

HTX Nông nghiệp Thanh niên Như Cố đã xây dựng nhiều mô hình mới theo hướng công nghệ cao như: Nhà lưới công nghệ cao, hệ thống tưới nhỏ giọt...và đã xây dựng nhãn hiệu hàng hóa cho nhiều sản phẩm như Dưa lê Như Cố, Dưa lưới Như Cố, Cà chua Như Cố...

Đến tháng 6 năm 2019, HTX Nông nghiệp Thanh niên Như Cố đã thành lập, quản lý và hoạt động của 07 tổ, cơ sở sản xuất như: Tổ Chè; Tổ trồng rau Bò Khai; Tổ Rau, Củ, Quả an toàn; 01 nhóm sở thích nuôi gia cầm (Gà thả vườn và Bồ câu Pháp); 01 Câu lạc bộ nuôi ong lấy mật; 01 Cở sở sản xuất và đóng gói Bún khô; 01 Tổ sản xuất Dược liệu. Doanh thu trong 6 tháng đầu năm 2019 đạt 1.450 triệu đồng. Các sản phẩm: Rau củ quả, Chè khô, Trà mướp đắng rừng, Mật ong, Rượu, Bún khô ... đều đã được cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm; các sản phẩm đều có nhãn hiệu hàng hóa, có gắn mã Truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

Hiện nay, HTX Nông nghiệp Thanh niên Như Cố có 2 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP năm 2018 là: Chè Như Cố (đạt 3 sao), Trà mướp đắng rừng Như Cố (đạt 3 sao). HTX Nông nghiệp Thanh niên Như Cố đang là mô hình có sức lan tỏa lớn. Trong 6 tháng đầu năm 2019, HTX đã đón 300 lượt người về tham quan, đồng thời được các hộ dân hưởng ứng cao, nhiều hộ dân tự nhân rộng mô hình sản xuất, hiệu ứng lan tỏa sang các xã lận cận.

Những nội dung chính trong khoá tập huấn:

Phần 1: Tổng quan về thị trường

Phần 2: Những điều cần biết về xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu và quảng bá sản phẩm.

Phần 3: Khảo sát, học tập mô hình HTX/DN sản xuất gắn với chuỗi giá trị.

Với phương pháp giảng dạy tích cực được truyền tải từ giảng viên, sau khoá tập huấn học viên tham gia có thể nắm được các kiến thức và kỹ năng về chuỗi giá trị, Marketing, xúc tiến thương mại và quảng bá sản phẩm, ...

Một số hình ảnh tại lớp học:

backan611191

backan611192

Phòng Đào tạo, bồi dưỡng

Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
Bạn đang ở: Home Tin tức Tin hoạt động của Nhà Trường Khai giảng lớp tập huấn "Nâng cao năng lực tiếp cận thị trường cho các hợp tác xã nông nghiệp trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế" tại tỉnh Bắc Kạn.