Thứ tư, 10 Tháng 1 2024 09:03
Thực hiện nhiệm vụ do Liên minh Hợp tác xã Việt Nam giao, đến cuối tháng 12/2023, Trường Bồi dưỡng Cán bộ đã hoàn thành hỗ trợ thêm 01 mô hình giảm nghèo và phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị tại tỉnh Cao Bằng.
Tổng kinh phí hỗ trợ: 500 triệu đồng/mô hình (trong đó 25% chi phí cho tập huấn nâng cao năng lực, thực hiện các cuộc điều tra, khảo sát; 75% chi phí hỗ trợ cho các bà con hộ nghèo, cận nghèo tại xã Vinh Quý, huyện Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng).
Các đơn vị phối hợp: Liên minh HTX tỉnh Cao Bằng; UBND xã Vinh Quý, UBND huyện Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng, Liên minh HTX tỉnh Cao Bằng, ...
Ngày 29/12/2023, Trường Bồi dưỡng Cán bộ đã tổ chức nghiệm thu, bàn giao 32.000 bộ túi sách, bao bì và tem nhãn truy xuất nguồn gốc đường phên; 6.400 kg phân bón hữu cơ cho mía; và nguyên vật liệu (cát, xi măng, gạch) đủ để xây 32 chiếc lò nấu đường cho 32 bà con, nhân dân là hộ nghèo, cận nghèo sinh sống tại xã Vinh Quý, huyện Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng. Tham dự lễ nghiệm thu, bàn giao có lãnh đạo Trường Bồi dưỡng cán bộ, Liên minh HTX tỉnh Cao Bằng, UBND xã Vinh Quý, UBND huyện Hạ Lang, Phòng Nông nghiệp và PT Nông thôn huyện Hạ Lang và 32 hộ dân thuộc địa bàn được hỗ trợ.
Hình ảnh các hộ dân tại xã Vinh Quý, huyện Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng phấn khởi khi được hỗ trợ từ dự án góp phần phát triển sinh kế
Trong buổi lễ bàn giao, ông Tạ Quang Tuấn, Phó Hiệu trưởng nhà trường đã phát biểu, yêu cầu các hộ nghèo cam kết sử dụng hỗ trợ đúng mục đích, tiến tới tăng thu nhập, sớm thoát nghèo và hướng tới việc phát triển làng nghề làm đường đạt chuẩn OCOP để có thể hỗ trợ các hộ nghèo khác.
Ngoài việc hỗ trợ phân bón, vật tư, túi sách, bao bì, Trường Bồi dưỡng cán bộ còn tổ chức cho bà con đi thăm quan học tập mô hình phát triển làng nghề trồng mía tại Làng Găng, xã Nghĩa Hưng, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An. Trường cũng đã tổ chức tập huấn nâng cao năng lực quản lý, điều hành và kỹ thuật cho các bà con nhân dân trong dự án về "Hướng dẫn quy trình, kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mía" và "Marketing thương hiệu sản phẩm",... Việc triển khai thành công mô hình hỗ trợ sẽ từng bước góp phần tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, thúc đẩy phát triển kinh tế, chính trị, xã hội ở các xã nghèo và vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi.
Hình ảnh các hộ dân tại xã Vinh Quý, huyện Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng đi thăm quan, học tập mô hình tại Nghệ An.
Để các mô hình sản xuất được nhân rộng và mang lại hiệu quả kinh tế cao cần tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng đồng thời, định hướng cho người dân phát triển các mô hình phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu, điều kiện sản xuất; nhất là các mô hình sản xuất an toàn, ứng dụng khoa học - kỹ thuật, bảo vệ môi trường, chăn nuôi an toàn dịch bệnh, gắn với liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm, tạo ra sản phẩm nông nghiệp đáp ứng yêu cầu của thị trường.
Phòng Hợp tác & Nghiên cứu khoa học
Hôm nay | 1445 | |
Tổng số | 3814563 |